0 Giỏ hàng của bạn Tổng đài CSKH
02363 872000
Chat tư vấn ngay Zalo

Các Yếu Tố Cần Quan Tâm Khi Mua SSD

   

SSD hay còn gọi là ổ cứng, ổ lưu trữ là một thành phần không thể thiếu trong những chiếc laptop, PC hiện nay. Và trên thị trường hiện nay, SSD vô cùng đa dạng về kiểu mẫu, kích thước và tốc độ. Hãy cùng Phi Long tìm hiểu về ổ cứng SSD  là gì và các ưu điểm của nó, qua đó biết được tại sao loại ổ đĩa này đang dần trở thành xu hướng trên các máy tính hiện nay nhé!

1. Ổ cứng SSD là gì?

SSD là viết tắt của Solid State Drives, trong đó “Solid State” là viết tắt cho ngành công nghiệp một mạch tích hợp, và đó là sự khác biệt chính giữa một ổ SSD và ổ cứng thông thường. Ổ SSD sẽ không có thêm các bộ phận chuyển động bên trong như ổ cứng HDD đang phổ biến trên thị trường hiện nay. Thay vì sử dụng đĩa, động cơ và đầu đọc/ghi, ổ SSD sẽ sử dụng bộ nhớ flash, tức là nó có thể lưu giữ thông tin của người dùng ngay cả khi điện bị tắt. So với ổ cứng HDD truyền thống, ổ cứng SSD được cải về sức mạnh tốc độ, độ bền, độ an toàn dữ liệu và cả về điện năng tiêu thụ.

Ưu điểm của ổ cứng SSD so với ổ cứng HDD 

- Thời gian khởi động hệ điều hành nhanh chóng hơn.

- Tốc độ truy xuất các dữ liệu trong ổ cứng nhanh nhất.

- Thời gian khởi động và hoạt động các phần mềm trên máy tính nhanh hơn.

- Khả năng hoạt động ổn định tốt, và chống sốc cao khi bị rơi,...

- Hoạt động êm ái, không có tiến ồn, tàn nhiệt hiệu quả hơn ổ cứng HDD.

- Tăng hiệu suất làm việc của máy tính.

 

2. Những loại SSD phổ biến nhất hiện nay:

 

Để phân loại theo ổ cứng, bạn có thể dựa vào yếu tố như kích thước, chuẩn công nghệ và hình dạng ổ, cụ thể như sau:

SSD 2.5” SATA

Khi chọn mua ổ SSD, điều đầu tiên bạn cần biết là kích thước nào sẽ vừa với hệ thống của mình. Các ổ SSD có nhiều kích cỡ và hình dáng. Chẳng hạn như 2.5" là loại ổ SSD phổ biến nhất và vừa với hầu hết các máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn. Nó có hình dáng giống với ổ đĩa cứng (HDD) truyền thống và kết nối qua cáp SATA, vì vậy mà loại ổ này mang đến trải nghiệm rất giống như trải nghiệm mà nhiều người dùng đã quen thuộc.

SSD mSATA

mSATA hay chính là mini-SATA về cơ bản là một phiên bản nhỏ hơn của ổ SSD SATA có kích cỡ đầy đủ. Ổ này có kích cỡ nhỏ gọn như M.2, nhưng không có khả năng hoán đổi. Ổ M.2 có thể hỗ trợ cả giao diện SATA và PCle, còn mSATA chỉ hỗ trợ SATA. Kích cỡ này được thiết kế dành cho các hệ thống có kích cỡ nhỏ hơn với không gian hạn chế.

SSD M.2 SATA

Nếu bạn đang tìm kiếm sự nâng cấp về bộ nhớ cho chiếc laptop thân yêu của mình thì hãy đến với M.2 SATA. Mặc dù vẫn sử dụng chuẩn SATA nhưng M.2 SATA được kết nối với thiết bị thông qua giao thức M.2, đây là giao thức giúp cho SSD kết nối thẳng vào bo mạch thông qua các module ngay trên những chiếc laptop.

SSD M.2 NVME

Đây có lẽ chính là loại SSD phổ biến và mạnh mẽ nhất hiện nay, SSD M.2 NVME hay có một cái tên khác là M.2 PCIe. Tương tự như M.2 SATA, M.2 NVME cũng sử dụng giao thức M.2 cho nên kích thước bên ngoài của 2 loại SSD có thể gọi là tương đương nhau. Điều tạo nên đẳng cấp của M.2 NVME đó là tốc độ truyền tải dữ liệu vượt trội hơn rất nhiều so với người anh em M.2 SATA. Với những công nghệ tiên tiến hiện nay, trung bình một chiếc SSD M.2 NVME có thể đạt tốc độ truyền tải lên đến 3500MB/s, vượt xa với những loại SSD được kể trên.

Một kích cỡ khác là M.2 cũng đã trở thành loại bộ lưu trữ tiêu chuẩn cho các máy tính xách tay và notebook dạng mỏng gọn. Kích cỡ nhỏ bé của loại ổ này thường được so sánh với một thanh kẹo cao su và rất dễ lắp vào bo mạch chủ trong hầu hết các trường hợp. Ổ này cũng có nhiều chiều dài khác nhau để hỗ trợ các mức dung lượng khác nhau của ổ SSD; ổ càng dài thì càng có thể gắn thêm nhiều chip NAND flash lên, giúp ổ có dung lượng lớn hơn.

Được sở hữu sức mạnh và tốc độ khủng khiếp như vậy, cho nên sẽ không quá bất ngờ như SSD M.2 NVME sẽ là một thành phần không thể thiếu trong những dàn PC Gaming.

3. Cách chọn SSD phù hợp theo nhu cầu:

Kiểu kết nối

Các loại SSD hiện nay được chia thành 2 kiểu kết nối phổ biến nhất là SATA và PCIe.

Với kiểu kết nối SATA, là kiểu kết nối được ra đời khá lâu cho nên khả năng tương thích của kiểu kết nối này tương đối rộng, không ngại những chiếc laptop hay PC có mainboard thế hệ cũ. Tuy nhiên, do sự xuất hiện khá lâu nên tốc độ truyền dữ liệu của những SSD SATA không được cao so với những chuẩn kết nối hiện nay.

Vừa đáp ứng về tốc độ vừa có khả năng tương thích với những hệ máy hiện đại ngày nay thì bạn hãy đến với chuẩn PCIe (PCI Express) hay còn gọi là NVME. Là chuẩn kết nối SSD mới nhất hiện nay, chuẩn PCIe sở hữu một tốc độ xử lý vượt trội lại còn dễ lắp đặt vô cùng trong những bộ máy PC gaming, laptop gaming hiện nay.

Nếu bạn là một người dùng máy tính, laptop cơ bản với những tác vụ nhẹ nhàng thì kiểu M.2 SATA sẽ thích hợp vì giá thành tiết kiệm mà những chiếc SSD mang lại.

Ngược lại, bạn là game thủ, creator, designer thì sức mạnh của M.2 NVME sẽ là lựa chọn dành cho bạn.

Kích thước form

SSD cũng được phân loại với những kích thước form khác nhau để phù hợp với từng loại thiết bị:

SSD 2.5 inch: Đây là kích thước form phổ biến nhất hiện nay, vừa vặn với đại đa số những thiết bị PC, laptop. Không chỉ với SSD, đây cũng là tiêu chuẩn kích thước cho những chiếc HDD hiện nay.

SSD mSATA: Như đã được giới thiệu ở trên, mSATA có kích thước nhỏ hơn tiêu chuẩn 2.5 inch, chính xác là bằng ⅛. Được dành cho những thiết bị siêu mỏng, nhẹ hoặc có thể đóng vai trò là một ổ đĩa phụ trên PC.

SSD M.2: Đây là kích thước form nhỏ nhất của SSD, chỉ bằng vài thanh keo cao su cộng lại. Với form M.2, bạn có thể gắn trực tiếp chiếc SSD vào mainboard thông qua khe M.2. Sở hữu kích thước nhỏ gọn như vậy, SSD M.2 vô cùng thích hợp những chiếc laptop doanh nhân, ultrabook hoặc máy tính bảng dễ dàng sử dụng và thuận tiện trong việc di chuyển.

Dung lượng

Dung lượng của SSD vô cùng đa dạng từ 120GB cho đến 8TB.

- Dung lượng từ 120GB đến 256GB: Phù hợp dành cho lớp người dùng cơ bản, yêu cầu các tác vụ nhẹ nhàng như lướt web, công việc văn phòng mà không cần sử dụng nhiều đến khả năng lưu trữ.

- Dung lượng từ 256GB đến 512GB: Với mức dung lượng lớn gấp đôi này thì bạn đã có thể dùng để tải những tựa game nặng hơn, file tài liệu như hình ảnh, video tiêu tốn không gian lưu trữ trung bình.

- Dung lượng từ 512GB trở lên: Đến với mốc dung lượng này, SSD sẽ đóng vai trò là không gian lưu trữ chính dành cho thiết bị của bạn. Dung lượng lớn như vậy phù hợp với những source file hình ảnh, video độ phân giải cao, các công việc chuyên môn và các phần mềm liên quan đến design, code.

Tổng kết

Với bài viết trên đây từ đội ngũ nhân sự của Phi Long, hy vọng các bạn sẽ có thêm những hiểu biết về SSD như những loại SSD phổ biến và cách chọn SSD. Nếu có bất kì thắc mắc thì đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới để Phi Long giải đáp nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.

Chia sẻ bài viết
163 lượt xem
-->